Trong Pháp Lệnh của Ủy ban Thường vụ Quốc hội số 43/2002/PL-UBTVQH10 ngày 25 tháng 5 năm 2002 về Bưu chính Viễn thông đã nhắc đến vấn đề về quản lý Tương thích điện tại Điều 69, mục 3, chương 4. Mặc dù chỉ là những quy định chung nhất nhưng cũng đã phẩn nào thể hiện được sự quan tâm của Đảng và Chính phủ đến vấn đề Tương thích điện từ ngay từ giai đoạn đầu. Đến năm 2009, Luật Tần số Vô tuyến điện được hoàn thiện và phê duyệt tại kì họp thứ 6, Quốc hội khóa XII năm 2009 đã đưa ra những quy định về Quản lý về tương thích điện từ ở Điều 15, Chương 3 giúp việc định hướng quản lý tương thích điện từ được thống nhất, rõ ràng và chặt chẽ. Từ đó đến nay, các Quy định, Quy chuẩn, Tiêu chuẩn về quản lý tương thích điện từ trường dần dần được ban hành, cập nhật và sửa đổi để phù hợp với từng giai đoạn phát triển của Đất nước.
Về lý thuyết. Tương thích điện từ là khả năng thiết bị điện, điện tử hoạt động bình thường trong môi trường điện từ và không gây ảnh hưởng đến hoạt động của các thiết bị khác. Dễ dàng có thể nhận thấy hiện nay các mạch điện tử có cấu trúc phức tạp và tốc độ xử lí nhanh xuất hiện ở mọi nơi phục vụ nhu cầu của con người làm gia tăng mức độ phát xạ điện từ vào môi trường. Khi mức độ phát xạ điện từ đạt đến mức giới hạn, nó có thể gây ảnh hưởng tới hoạt động của bản thân thiết bị và các thiết bị lân cận, có thể là mối nguy hại cho sức khỏe con người và môi trường xung quanh. Vì vậy, kiểm soát phát xạ điện từ và tăng tính miễn nhiễm với môi trường điện từ nhiễu loạn xung quanh đã dần trở thành tiêu chí quan trọng trong ngành công nghệ thiết bị điện tử.
Kỷ nguyên của cuộc Cách mạng Công nghệ 4.0 đã, đang và sẽ làm thay đổi các khái niệm căn bản của kinh tế, xã hội. Máy móc, thiết bị điện tử trở nên ngày càng thông minh, hiểu được mệnh lệnh của con người; có khả năng hoạt động độc lập và kết nối vạn vật.
Các lĩnh vực vật lý và lĩnh vực số, lĩnh vực kinh tế vật chất và kinh tế số đang hoà nhập lại. Chính sự bùng nổ về số lượng và sự đa dạng của các loại máy móc, thiết bị điện tử cùng với mật độ sử dụng chúng ngày càng nhiều đã dẫn đến vấn đề tương thích điện từ - EMC được quan tâm nhiều hơn.
Thiết bị sản phẩm thuộc lĩnh vực thông tin và truyền thông cần phải được cấp phép đúng theo quy định trước khi được đưa ra thị trường hoặc thông quan. Cục Viễn thông thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông là đơn vị quản lý quá trình cấp phép thiết bị. Việc cấp phép này đảm bảo rằng các thiết bị sử dụng tại Việt Nam hoạt động hiệu quả, đáp ứng tính tương thích điện từ cũng như phải tuân thủ các quy định của nhà nước và pháp luật. Các sản phẩm này nằm trong danh mục ban hành kèm theo Thông tư 11/2020/TTBTTTT ngày 14/05/2020 và phải đáp ứng các quy chuẩn/ tiêu chuẩn tương ứng về tương thích điện từ.
Các quy chuẩn/tiêu chuẩn về tương thích điện từ do Bộ Khoa học Công nghệ cùng Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng. Về mặt kiểm soát tương thích điện từ cho các thiết bị thông tin và truyền thông, ta có các tiêu chuẩn/quy chuẩn sau:
Các tiêu chuẩn quốc gia:
- TCVN 7189:2009: Thiết bị Công nghệ thông tin – Đặc tính nhiễu tần số vô tuyếnGiới hạn và phương pháp đo.
- TCVN 8241-4-2:2009: Tương thích điện từ (EMC) - Phần 4-2 : Phương pháp đo và thử - Miễn nhiễm đối với hiện tượng phóng tĩnh điện.
- TCVN 8241-4-3:2009: Tương thích điện từ - Phần 4-3: Phương pháp đo và thử - Miễn nhiễm đối với nhiễu phát xạ tần số vô tuyến.
- TCVN 8241-4-5:2009: Tương thích điện từ (EMC) - Phần 4-5 : Phương pháp đo và thử - Miễn nhiễm đối với xung.
- T CVN 8241-4-6:2009: T ương thích điện từ (EMC) – Phần 4-6 : Phương pháp đo và thử - Miễn nhiễm đối với nhiễu dẫn tần số vô tuyến.
- TCVN 8241-4-8:2009: Tương thích điện từ (EMC) - Phần 4-8 : Phương pháp đo và thử - Miễn nhiễm đối với từ trường tần số nguồn.
- TCVN 8241-4-11:2009: Tương thích điện từ - Phần 4-11 : Phương pháp đo và thử - Miễn nhiễm đối với các hiện tượng sụt áp, gián đoạn ngắn và biến đổi điện áp.
- TCVN 8235:2009: Tương thích điện từ (EMC) – Thiết bị mạng Viễn thông – Yêu cầu về tương thích điện từ.
- TCVN 9373: 2012: Thiết bị trong hệ thông phân phối cáp tín hiệu truyền hìnhYêu cầu về tương thích điện từ
- TCVN 7909-4-2:2015: Tương thích điện từ (EMC) – Phần 4-2: Phương pháp đo và thử - Thử miễn nhiễm đối với hiện tượng phóng tĩnh điện.
- TCVN 7909-4-3:2015: Tương thích điện từ (EMC) – Phần 4-3: Phương pháp đo và thử - Thử miễn nhiễm đối với trường điện từ bức xạ tần số vô tuyến.
- TCVN 7909-4-6:2015: Tương thích điện từ (EMC) – Phần 4-6: Phương pháp đo và thử - Miễn nhiễm đối với nhiễu dẫn cảm ứng bởi trường tần số vô tuyến.
- TCVN 7909-4-8:2015: Tương thích điện từ (EMC) – Phần 4-8: Phương pháp đo và thử - Thử miễn nhiễm đối với từ trường tần số công nghiệp
- TCVN 7909-1-2:2016: Tương thích điện từ (EMC) Phần 1-2: Quy định chung – Phương pháp luận để đạt được an toàn chức năng của thiết bị điện và điện tử liên quan đến hiện tượng điện từ
- TCVN 7317: 2003: Thiết bị công nghệ thông tin. Đặc tính miễn nhiễm. Giới hạn và phương pháp đo.
- TCVN 7600:2010: Mãy thu thanh, thu hình quảng bá và thiết bị kết hợp- Đặc tính nhiễu tần số Radio – Giới hạn và phương pháp đo.
Các quy chuẩn quốc gia:
- QCVN 17: 2010/BTTTT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phổ tần và tương thích điện từ đối với thiết bị phát hình sử dụng công nghệ tương tự
- QCVN 18:2014/BTTTT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về tương thích điện từ đối với thiết bị thông tin vô tuyến điện.
- QCVN 29:2011/BTTTT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phổ tần và tương thích điện từ đối với thiết bị phát thanh quảng bá sử dụng kỹ thuật điều biên (AM).
- QCVN 30:2011/BTTTT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phổ tần và tương thích điện từ đối với thiết bị phát thanh quảng bá sử dụng kỹ thuật điều tần (FM).
- QCVN 31:2011/BTTTT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phổ tần và tương thích điện từ đối với thiết bị phát hình quảng bá mặt đất sử dụng kỹ thuật số DVB-T.
- QCVN 71: 2013/BTTTT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tương thích điện từ (EMC) của mạng cáp phân phối tín hiệu truyền hình.
- QCVN 72: 2013/BTTTT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tương thích điện từ (EMC) của thiết bị trong hệ thống phân phối truyền hình cáp.
- QCVN 77: 2013/BTTTT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phổ tần và tương thích điện từ của máy phát hình kỹ thuật số DVB-T2.
- QCVN 86:2019/BTTTT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về tương thích điện từ đối với thiết bị đầu cuối và phụ trợ trong hệ thống thông tin di động
- QCVN 93:2015/BTTTT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về tương thích điện từ đối với thiết bị truyền hình ảnh số không dây.
- QCVN 94:2015/BTTTT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về tương thích điện từ đối với thiết bị thông tin băng siêu rộng.
- QCVN 96:2015/BTTTT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về tương thích điện từ đối với thiết bị vô tuyến cự li ngắn dải tần từ 9kHz đến 40 GHz.
- QCVN 100:2015/BTTTT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về tương thích điện từ đối với thiết bị trung kế vô tuyến mặt đất (TETRA)
- QCVN 103: 2016/BTTTT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tương thích điện từ đối với thiết bị trạm gốc, lập và phụ trợ trong hệ thống thông tin di động GSM, W-CDMA FDD và LTE.
- QCVN 106: 2016/BTTTT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tương thích điện từ đối với thiết bị vô tuyến trong nghiệp vụ di động hàng không băng tần 117,975-137 MHz dùng trên mặt đất
- QCVN 112:2017/BTTTT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tương thích điện từ đối với thiết bị vô tuyến truyền dữ liệu băng rộng.
- QCVN 113:2017/BTTTT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về tương thích điện từ đối với thiết bị DECT.
- QCVN 114:2017/BTTTT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về tương thích điện từ đối với thiết bị truyền dẫn vô tuyến cố định và thiết bị phụ trợ.
- QCVN 118:2018/BTTTT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về tương thích điện từ đối với thiết bị đa phương tiện – yêu cầu phát xạ.
- QCVN 119:2019/BTTTT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về tương thích điện từ đối với thiết bị thông tin vô tuyến và dẫn đường hàng hải.
Việc kiểm soát chất lượng tương thích điện từ ở Việt Nam hiện nay nhận được nhiều sự quan tâm của Nhà nước và Bộ Thông tin và Truyền thông. Các quy chuẩn, tiêu chuẩn cũng liên tục cập nhật sửa đổi giúp nâng cao khả năng quản lý của các cơ quan chức năng cũng như chất lượng sản phẩm. Các nghị định, hương dẫn, thông tư liên quan đến chất lượng sản phẩm và thử nghiệm EMC đều rất cụ thể, tạo điều kiện rõ ràng cho các đơn vị liên quan triển khai. Trong tương lai, cần tăng cường thêm các yêu cầu thử nghiệm và xã hội hóa quá trình chứng nhận nhằm đảm bảo chất lượng tương thích điện từ của các thiết bị điện, điện tử; giảm các nguy cơ can nhiễu và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Tài liệu tham khảo
[1] https://mic.gov.vn/
[2] http://rfd.gov.vn/