Xe điện hiện chỉ chiếm khoảng 1/10 thị trường toàn cầu. Song các nhà sản xuất ô tô đang chuẩn bị cho thế hệ tiếp theo với nhiều thay đổi như trang bị pin thể rắn, động cơ thông lượng hướng trục (động cơ bánh xe), cùng với hệ thống điện áp 800 Volt hứa hẹn sẽ giảm một nửa thời gian sạc, giảm kích thước, chi phí sản xuất pin và tăng hệ thống truyền động hiệu quả.
Các nhà cung cấp linh kiện xe điện cho biết vào cuối thập kỷ này, công nghệ điện áp 800 Volt trên xe điện sẽ thống trị ngành công nghiệp ô tô không phát thải, đặc biệt khi ngày càng có nhiều nền tảng chạy điện chuyên dụng như E-GMP của Hyundai hay PPE của Tập đoàn Volkswagen.
Bên cạnh những mẫu xe điện được đánh giá cao về thiết kế, tiện nghi và động cơ được trang bị thì vẫn có một số mẫu xe được các chuyên gia liệt kê vào “danh sách đen” vì sự không đáng tin cậy cũng như chi phí bảo dưỡng khá cao.
BMW i3 2017 mức chi phí bảo dưỡng cao
Hàng năm mức chi phí bảo dưỡng cho chiếc hatchback nhỏ này khoảng là 1.173 USD tương đương khoảng 27 triệu đồng/ năm cao hơn nhiều so với những chiếc xe điện sang trọng lớn hơn trong danh sách này.
Ngoài ra, theo thông tin từ Carcomplaints.com bạn có thể mất khoảng 2.414 USD (tương đương hơn 55 triệu đồng) để sửa chữa lỗi máy nén A/C và lỗi điều khiển hành trình của BMW i3 2017.
Nissan Leaf 2011-2013 gặp nhiều lỗi đáng lo ngại
Nissan Leaf được ra mắt vào năm 2011, đây là mẫu ô tô điện phổ biến nhất trên thị trường với giá cả phải chăng. Trong những năm đầu tiên Nissan Leaf đã gặp một số vấn đề đáng lo ngại như lỗi động cơ điện, không sạc được pin, mất dung lượng pin và hệ thống phát hiện hành khách gặp trục trặc. Theo Carcomplaints.com phạm vi giảm đáng kể trong mùa đông cũng đã được báo cáo và mức phí bảo dưỡng trung bình hơn 17 triệu đồng/năm.
Tesla Model 3 (2018-2019) tăng tốc ngoài ý muốn
Tesla Model 3 được trình làng vào năm 2017 và ra mắt phiên bản AWD động cơ kép và phiên bản tiêu chuẩn lần lượt vào năm 2018 và 2019. Các mô hình 2018 và 2019 nổi tiếng với một loạt các vấn đề khi không đáp ứng được những tiêu chuẩn an toàn. Trong đó, vấn đề số một của mẫu xe này chính là tăng tốc ngoài ý muốn. Theo thống kê đã có hơn 300 đơn khiếu nại của các chủ xe chống lại vấn đề này trên Cơ quan an toàn giao thông quốc gia (NHTSA) đối với mẫu Tesla Model 3 (2018). Được biết chi phí bảo trì trung bình gần 19 triệu đồng/năm
Chevrolet Bolt 2017 nguy cơ hỏa hoạn nhiều lần
Chevrolet Bolt thế hệ đầu tiên đã được ra mắt vào năm 2017, đây là mẫu xe có doanh số bán hàng tốt nhờ thiết kế nhỏ gọn và giá thành dễ tiếp cận. Thế nhưng, theo thông tin từ NHTSA, Chevy Bolt 2017 vẫn gặp phải vấn đề và đã bị thu hồi ba lần do các cảnh báo nguy cơ hỏa hoạn. Nguyên nhân của hai trong số các vụ thu hồi chính là do thân pin điện áp cao dễ bắt lửa và vụ thứ ba là do nguy cơ cháy sau va chạm. Mức phí bảo dưỡng trung bình 20 triệu đồng/năm.
Mercedes-Benz B-Class Electric 2014 hay gặp vấn đề về pin, động cơ
Mẫu xe được sản xuất từ năm 2014 đến 2017 và cũng nhanh chóng bị ngừng sản xuất để mở đường cho dòng xe điện EQ mới hơn. Trên báo cáo của Carcomplaints.com, động cơ điện và hỏng pin chính là vấn đề lớn của mẫu xe này đang gặp phải. Chính vì thế, bạn không nên mua chiếc xe chạy điện đã qua sử dụng này bởi bạn có thể tốn trung bình hơn 21 triệu đồng/năm cho chi phí bảo dưỡng nó.
Tesla Model S 2013 nhiều lần bị thu hồi do lỗi hệ thống treo
Trong các dòng sản phẩm của Tesla thì Tesla Model S 2013 nổi tiếng với hàng loạt lỗi với 7 lần bị thu hồi vì lỗi hệ thống treo. Trên trang web của NHTSA cũng đã có hơn 400 đơn khiếu nại về lỗi trên. Chi phí bảo dưỡng trung bình hơn 21 triệu đồng/năm.
Audi E-Tron 2019 gặp nhiều lỗi
Audi e-tron là một mẫu xe hoàn toàn mới được giới thiệu vào năm 2019. Cũng giống như những cái tên được liệt kê vào danh sách đen này bạn cũng nên tránh khi mua xe.
Audi E-Tron 2019 đã từng được triệu hồi một lần do pin bị đoản mạch. Không chỉ vậy, cùng với đó, xe cũng gặp một số vấn đề như lỗi hệ thống treo và rò rỉ cửa sổ trời. Được biết chi phí bảo dưỡng trung bình hàng năm cao là 987 USD khoảng hơn 22 triệu đồng.