Cụ thể, Nissan đặt mục tiêu đến năm 2030 đối với doanh số bán hàng "điện khí hóa toàn cầu", bao gồm các mẫu xe e-Power hybrid và xe điện, sẽ tăng lên hơn 55%, tăng từ mức dự báo 50% mà công ty đưa ra trong chiến lược dài hạn được công bố vào tháng 11/2021. Nissan sẽ giới thiệu 27 mẫu xe điện mới, bao gồm 19 xe điện (EV), vào năm tài chính 2030, tăng so với kế hoạch ban đầu là 15 xe điện.
Nhà sản xuất ô tô này cũng nâng mục tiêu tổng doanh số bán hàng vào năm 2026 đối với xe điện ở châu Âu từ 75% lên 98%. Ashwani Gupta, CEO của Nissan nhấn mạnh trong cuộc họp báo mới diễn ra rằng, châu Âu đã trở thành một "thị trường cốt lõi" với hãng. Lợi nhuận của thương hiệu Nhật Bản trong khu vực đang tăng lên và liên minh của Nissan với Renault cho phép họ tiếp cận thị trường xe nhỏ mà trước đó vốn không có nhiều hiện diện.
Đối với các thị trường trọng điểm khác, mục tiêu doanh số xe điện tại Nhật Bản của Nissan vào năm 2026 đã tăng nhẹ lên 58% so với 55% ban đầu. Tại Mỹ, mục tiêu của hãng vẫn không thay đổi khi xe điện chỉ chiếm 40% tổng doanh số bán hàng vào năm 2030.
Tại Trung Quốc, Nissan đặt mục tiêu xe điện chiếm 35% doanh số bán hàng vào năm 2026, giảm so với mục tiêu ban đầu là 40% được đặt ra vào năm 2021. Lý do bởi thị trường xe điện lớn nhất thế giới tăng trưởng chậm hơn dự kiến và bị chi phối bởi các công ty nội địa.
Ông Gupta cho biết nhu cầu về xe điện "không tăng theo cách mà người ta dự đoán vào năm 2018, 2019, 2020".
Ông cũng chỉ ra rằng việc đưa ra các quy định về khí thải của phương tiện, mà công ty đã cho rằng sẽ "đẩy nhanh quá trình chuyển đổi" sang xe điện, bị chậm lại ở một số khu vực khiến việc sử dụng động cơ đốt trong sẽ tiếp tục lâu hơn dự kiến.
Nissan hy vọng sẽ giải quyết vấn đề này bằng cách duy trì khả năng cạnh tranh đối với ô tô đốt nhiên liệu hóa thạch. Đồng thời với đó là tập trung vào các phương tiện "điện khí hóa" và ra mắt xe điện "tại Trung Quốc, cho Trung Quốc" để cạnh tranh với các thương hiệu địa phương.
Tại Mỹ, công ty đang xúc tiến các kế hoạch đến năm 2026 để phù hợp với các yêu cầu của Đạo luật giảm phát thải, trong đó yêu cầu các công ty ô tô phải nội địa hóa việc sản xuất xe điện để đủ điều kiện nhận những ưu đãi về thuế. Gupta cho biết đạo luật này là "thách thức nhưng là cơ hội để đẩy nhanh quá trình điện khí hóa cạnh tranh".
"Thách thức lớn nhất" theo ông Gupta là nội địa hóa pin và chuỗi cung ứng khoáng sản, hiện đang phụ thuộc vào các nhà cung cấp Trung Quốc.
CEO của Nissan cũng cho biết thêm, công ty sẽ phát triển "100% phần mềm Nissan cho tất cả các công nghệ di động tiên tiến" vào năm 2025.
Hiện có tổng cộng 4.000 kỹ sư phần mềm đang làm việc Nissan cũng như các đối tác. Gupta cho biết công ty hiện đang "đẩy nhanh việc tuyển dụng các kỹ sư mới".