Xe điện đang gặp phải nhiều chỉ trích trong trong đó lớn nhất là việc chúng có giá quá cao. Mới đây, Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô châu Âu (ACEA) đã đưa ra nghiên cứu quá trình chuyển hóa xe động cơ đốt trong sang xe điện ở các nước có thu nhập cao đang mạnh mẽ hơn.
Theo đó, dù ECV (bao gồm các loại xe plug-in hybrid và xe thuần điện EV, nhưng không phải xe điện pin nhiên liệu FCEV) chiếm 21,6% doanh số bán xe mới tại châu Âu vào năm 2022, nhưng thị phần của các sản phẩm này đã thay đổi đáng kể theo quốc gia.
Ở các quốc gia như Hy Lạp, Ý, Ba Lan và Croatia, nơi thu nhập ròng hàng năm vào khoảng 13.000 euro (tương đương 335 triệu đồng), ECV chỉ chiếm khoảng 9% của thị trường xe mới được bán ra.
Tại Bulgaria và Slovakia, nơi có thu nhập ròng trung bình hàng năm lần lượt là 7.272 euro (187 triệu đồng) và 10.985 euro (282 triệu đồng), lượng xe ECV chỉ chiếm lần lượt 4,0% và 3,7% trong doanh số bán ô tô mới. Đây là 2 trong số 3 quốc gia châu Âu có tỉ lệ sử dụng xe điện thấp nhất.
Trong khi đó, ở các quốc gia Bắc Âu, nơi ghi nhận mức thu nhập ròng hàng năm trên 32.000 euro (xấp xỉ 825 triệu đồng), xe điện chiếm hơn 30% doanh số bán xe mới. Ví dụ, tại Thụy Điển, có đến 56,1% tổng số ôtô mới bán ra năm ngoái là xe ECV. Ngoài ra, tỉ lệ xe điện đến tay người Đan Mạch là 38,6%.
Mối tương quan giữa việc áp dụng ECV và sự giàu có của một quốc gia không phải là một bất ngờ lớn mặc cho đây là một điều đáng chú ý. Chi phí cao từ việc nghiên cứu và sản xuất pin và xe điện là yếu tố chính khiến xe điện có mức giá cao hơn đáng kể so với xe động cơ đốt trong. Sự cạnh tranh giá cả giữa 2 dòng xe này ngày một gay gắt khi công nghệ sản xuất pin càng ngày càng tiến bộ sẽ giảm thiểu đáng kể chi phí sản xuất xe điện.